Cuộc Đời Tươi Đẹp

Categories
VCCOM News

Giải mã sức hút của tiktok shop đối với các nhà sáng tạo nội dung

Không chỉ hỗ trợ người mua và người bán, TikTok Shop còn mang đến cơ hội mở rộng việc làm và tăng thu nhập cho các nhà sáng tạo hoạt động trên nền tảng.

Cộng đồng chào đón tính chân thực và yếu tố sáng tạo

Hình thành và phát triển từ những nội dung “review” sản phẩm, KOC (Key Opinion Consumers) đã và đang trở thành xu hướng nghề nghiệp thu hút đông đảo các nhà sáng tạo nội dung tham gia. Được đánh giá là những người mua sắm chủ chốt và có sức ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, KOC giúp các thương hiệu tiếp cận gần hơn tới người mua nhờ những nội dung chia sẻ mang tính khách quan, chân thực và đáng tin cậy. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày nay ít hài lòng hơn với hầu hết các quảng cáo mà họ nhìn thấy và yêu cầu những trải nghiệm mang tính giải trí thực sự. Hiểu được điều này, các nhà sáng tạo tài năng trên TikTok đang được rất nhiều thương hiệu quan tâm và “chọn mặt gửi vàng” cho các chiến dịch truyền thông sản phẩm.

Đặc biệt, cuối tháng 4 vừa qua, TikTok đã chính thức ra mắt giải pháp thương mại điện tử TikTok Shop tại Việt Nam, mang đến thêm nhiều cơ hội cải thiện thu nhập cho các nhà sáng tạo trên nền tảng. Tại đây, các nhà sáng tạo có thể tận dụng tối đa các xu hướng bán hàng nổi bật trên nền tảng như Livestream hoặc video ngắn để xây dựng nhiều dạng nội dung phù hợp đa dạng như cầu của người dùng.

Từ những nội dung chân thực, gần gũi đến những ý tưởng đầy tính sáng tạo, các nội dung được chia sẻ trên nền tảng đều có sức ảnh hưởng và tạo ra hàng loạt xu hướng độc đáo. Vừa qua, cộng đồng TikTok đã nhộn nhịp hơn bao giờ hết với điệu nhảy Livestream bán hàng “Aerobic” khớp đến từng giây của hai anh chàng Nâu và Rô. Được gọi vui là phong cách “nhảy không biết mệt”, ấy vậy sự độc lạ này lại là yếu tố giúp kênh @maonau99 tăng chóng mặt từ 600 nghìn đến 1,8 triệu người theo dõi và mang về số lượng đơn hàng “khủng” chỉ trong thời gian ngắn. Nâu chia sẻ: “Khi đến với TikTok Shop, mình đã chọn một hướng đi khác là đẩy mạnh vào yếu tố giải trí trên kênh để giúp khách hàng nhớ đến mình không chỉ là kênh bán hàng thời trang nam tin cậy, mà còn là nơi mọi người có thể tìm thấy những giây phút mua sắm giải trí và cùng tiếp tục lan tỏa năng lượng tích cực trên nền tảng”.

Nắm bắt cơ hội hợp tác với thương hiệu

Sự cởi mở của nền tảng cũng đã mở ra những cách thức hoàn toàn mới để thương hiệu có thể gắn kết với nhà sáng tạo và kết nối với đa dạng cộng đồng người dùng trên nền tảng. Nhằm cho phép người bán kết nối những nhà sáng tạo phù hợp để đồng quảng bá cho sản phẩm của mình và trả hoa hồng cho doanh số bán hàng tạo được, TikTok đã cho ra mắt song song chương trình Tiếp thị Liên kết (Affiliate Program). Trong đó, tại E-Commerce Creator Marketplace, các nhà sáng tạo được phép để lại thông tin liên lạc để thương hiệu dễ dàng gửi lời mời hợp tác, chia sẻ thông tin về thương hiệu, mục đích và loại hình cộng tác trong hộp trò chuyện. Nếu cảm thấy phù hợp, các nhà sáng tạo có thể chấp nhận lời mời và tiếp tục trao đổi công việc với nhà bán. Đây được xem là cơ hội “có một không hai” giúp các nhà sáng tạo có thêm những phương thức cải thiện nguồn thu nhập mới, thậm chí được trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Sau thành công của chương trình “TikTok Shop_ Sale Lương Về”, TikTok Shop liên tục triển khai nhiều chương trình hấp dẫn với đa dạng lĩnh vực cùng hàng loạt ưu đãi độc quyền từ các thương hiệu. Trong đó, có thể kể đến chương trình “Sale 3 Ngày 3 Đêm” dành cho các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, làm đẹp diễn ra vào ngày 15-17/06, cuộc thi “TikTok Runway – Những ngôi sao mới” dành cho các nhà bán hàng thời trang được tổ chức vào ngày 23-24/06, và sắp tới là sự kiện bùng nổ “7/7 Siêu Sale Livestream”.

Từ đây, các nhà sáng tạo có thể đẩy mạnh phát triển những mảng nội dung review, đồng thời đưa ra những ưu đãi giảm hấp dẫn nhằm thu hút người xem. Qua đó, các nội dung đăng tải sẽ được tiếp cận với đa dạng tệp khán giả, tăng lượng truy cập vào trang cá nhân. Nhờ sự tham gia các chương trình của TikTok Shop một cách chỉn chu và có đầu tư, các nhà sáng tạo không chỉ có thêm nguồn thu nhập từ công việc sáng tạo, mà còn xây dựng được thương hiệu cá nhân, mang lại lợi ích lâu dài.

Sau chương trình “Sale Lương Về”, TikTok đã ghi nhận hai nhà sáng tạo nội dung có thành tích bán hàng nổi bật trên nền tảng thông qua hình thức Livestream là Nữ Nhi (@nunhi180195) và Hứa Ngân Daily (@nganhuae).

Dù chỉ mới tham gia TikTok Shop từ đầu tháng 3 nhưng Nữ Nhi đã hoạt động rất tích cực với hơn 150 lượt Livestream. Và chiến dịch “Sale Lương Về” của TikTok Shop đã tạo ra đòn bẩy cho cô nàng khi lượt xem livestream đã đạt 47,2 nghìn, đồng thời xuất sắc trở thành một trong những nhà sáng tạo nổi bật trong các tháng.

Trong khi đó, Hứa Ngân Daily đã tham gia TikTok Shop sớm hơn, từ tháng 2, và cũng gặt hái được những thành tích ấn tượng. Được cộng đồng biết đến rộng rãi với các video chia sẻ mẹo hay, đập hộp, hoặc review sản phẩm, mỗi video của Ngân thường đạt hàng triệu lượt xem. Do đó, không quá bất ngờ khi “Sale Lương Về” đã giúp các video Livestream của cô nàng thu hút hơn 100 nghìn lượt xem trực tiếp.

Có thể nói TikTok Shop hiện được xem là một sân chơi đầy tiềm năng cho các nhà sáng tạo nội dung yêu thích lĩnh vực review được tự do phát huy thế mạnh của bản thân. Với sự hỗ trợ từ TikTok Shop, cùng tinh thần không ngừng sáng tạo, chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng, bất kì nhà sáng tạo nào cũng có thể tìm thấy cơ hội phát triển trên nền tảng.

Ánh Dương

Categories
VCCOM News

7 thống kê về xu hướng mua sắm trên tiktok năm 2022

Vừa qua, thông tin Tiktok Shop ra mắt tại Việt Nam vào tháng 2/2022 tạo hàng loạt cơn sóng chuyển đổi cho nhà bán hàng. Nhà bán hàng đã quá quen với việc bán hàng đa kênh tại Facebook, Instagram, Zalo, Livestream, Website, nhiều cửa hàng Online. Vì thế khi Tiktok Shop công bố tính năng bán hàng, điều chủ shop cần quan tâm hàng đầu là xu hướng mua sắm của người dùng trên nền tảng này đang vận hành như thế nào?

Dưới đây là 7 thống kê về xu hướng mua sắm trên Tiktok 2022

18%: Tốc độ tăng trưởng trung bình của xu hướng bán hàng Thương mại Điện tử tại Việt Nam 2021

Đây là chỉ số được công bố vào tháng 5/2021, ngay thời điểm đại dịch đã cho thấy việc mua hàng TMDT đã được người dân Việt Nam đón nhận qua hàng loạt thói quen như: Xem giới thiệu sản phẩm qua Livestream Facebook, đọc review sản phẩm qua các cộng đồng Facebook, thức đêm săn sale qua các ngày Sale lớn của các sàn TMDT như Shopee, Lazada, Tiki và gần đây nhất là xem các Tiktoker review về sản phẩm và xu hướng “mua đồ theo idol Tiktok” nở rộ bởi thế hệ gen Z tại Việt Nam. Từ đó, bùng nổ tốc độ tăng trưởng bán hàng tại eCommerce Việt Nam.

74% – Người dùng cho rằng Tiktok giúp họ muốn tìm hiểu nhiều hơn về thương hiệu & sản phẩm hơn sau khi xem video

Lợi thế của Tiktok là các video ngắn mô tả nhanh các tính năng, ứng dụng của sản phẩm, hay đơn giản là sản phẩm được xuất hiện trong các hoạt động hằng ngày của các idol Tiktok cũng gây tò mò cho người xem về sản phẩm, dịch vụ mà tiktoker đang sử dụng. Sau đó, chính nhờ thuật toán của Tiktok tiếp tục phân phối các nội dung video giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ này giúp người dùng có hành vi tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ này một cách gián tiếp. Người dùng có thể trực tiếp chọn sang trang Bio của Tiktoker hay bấm vào xem trang thương hiệu của shop ngay trên Tiktok mà không cần chuyển đổi sang nền tảng nào khác.

66% – Tiktok giúp tôi đưa ra quyết định phải mua sản phẩm/dịch vụ này

Chính vì lợi thế cạnh tranh là các video sống động nên người dùng Tiktok dễ dàng được các tiktoker thuyết phục bằng lời nói, hình ảnh, thước phim thật về sản phẩm/dịch vụ thay vì chỉ đơn thuần là hình ảnh và chữ viết như nhiều nền tảng mạng xã hội khác. Từ đó, giúp cho quyết định mua hàng sau khi xem các video tiktok diễn ra nhanh hơn.

67% – Tiktok truyền cảm hứng cho tôi mua sắm này kể cả khi tôi đang không tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ

Ngay cả khi người dùng không có nhu cầu tìm kiếm về sản phẩm, những video mang nội dung về hướng dẫn DIY (nấu ăn, làm đồ trang trí,…) hay chia sẻ cuộc sống đời thường (review một ngày làm việc, đi chơi, chia sẻ cảm xúc, câu chuyện,…) cũng truyền cảm hứng cho người dùng về một sản phẩm dịch vụ có thể có ích cho họ trong tương lai. Vì thế, thương hiệu có thể tìm kiếm khách hàng mới từ ngay tệp khách hàng đang chưa tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ này trên nền tảng mạng xã hội đặc trưng này.

44% – Người tiêu dùng Tiktok muốn các nội dung quảng cáo của thương hiệu phải vui và giải trí

Người dùng mạng xã hội Tiktok thường là tệp người trẻ và phát triển nhanh. Nhu cầu lên tiktok không chỉ dừng lại ở việc giải trí và học tập. Để tăng nhu cầu mua hàng của người dùng Tiktok, chủ shop phải mang đến hình ảnh mua sắm, sử dụng sản phẩm thương hiệu của mình vừa vui, vừa giải trí thay vì các video nói về tính năng, thông tin sản phẩm thông thương.

67% – Người tiêu dùng Tiktok có biết thêm nhiều ý tưởng về thương hiệu trước khi họ nghĩ đến nhu cầu sử dụng

Tương tự với việc mua hàng, ngay cả khi chưa có ý định tìm hiểu về thương hiệu này, người dùng tiktok có thể lưu trữ các video truyền cảm hứng về ý tưởng mới từ thương hiệu này phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Nếu chủ shop là người quan tâm đến chỉ số awareness (độ nhận diện thương hiệu) của sản phẩm, dịch vụ, Tiktok vẫn là nền tảng hấp dẫn giải quyết bài toán này trước khi chủ shop mang ý định bán sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng này.

54% – Người dùng Tiktok sẽ mua gì đó trên Tiktok nhiều hơn bất kì nền tảng nào

Với các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, quy trình mua hàng của khách hàng thường ảnh hưởng bởi việc phải chuyển đổi sang một trang thanh toán khác để đặt hàng. Ngược lại với Sàn thương mại điện tử để đọc feedback thật, review hay về sản phẩm dịch vụ, người dùng phảu quay về mạng xã hội để tìm kiếm nội dung.

Từ đó dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi đối với khách hàng mới thường không cao.

Nhìn chung, khi chưa có Tiktok Shop, các khách hàng sẽ phải thực hiện một chuỗi các hành động gồm: Click vào link bio của chủ Kênh, tìm đúng sản phẩm đang quan tâm trên một landing page trung gian rồi click vào link để tiến hành checkout – thanh toán trên Shopee/Lazada. Với Tiktok, từ việc xem review chân thật hơn qua các video cho đến mua hàng ngay trên Tiktok sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tăng khả năng mua hàng hơn bất kì nền tảng nào.

Nếu Tiktok Shop được triển khai thì sẽ cắt giảm đáng kể số lần click vì link gian hàng sẽ được hiện ngay trên video và đặc biệt là khách hàng sẽ không phải chuyển sang nền tảng khác để checkout.

Là nhà bán hàng Online, sau khi xác định rõ nhu cầu mua sắm của người dùng trên Tiktok, bước tiếp theo cần xây dựng được quy trình quản lý bán hàng trên mạng xã hội này đồng bộ được với các kênh bán hàng hiện có như Shopee, Lazada, Facebook, Website, Instagram…

Nguồn: Tiktok Shop Việt Nam, Tháng 2/2022

Categories
VCCOM News

Vì sao bán hàng trên tiktok đang trở thành xu hướng

Tiktok – Nền tảng mạng xã hội video đang trở thành xu hướng hot nhất trong thời điểm hiện tại. Bắt nguồn với những video ngắn vui vẻ, hài hước nhưng dần dần, tiktok đã trở thành một mảnh đất màu mỡ dành cho dân kinh doanh. Có thể nói, Tiktok hiện nay đang là một thị trường mới và trẻ nếu như đem so sánh với các nền tảng khác, chính bởi vậy, việc các nhà bán hàng bắt đầu kinh doanh ngay từ lúc này là một việc cần thiết. 

1. Tiktok là gì? – Thế nào là kinh doanh trên tiktok?

TikTok là một ứng dụng truyền thông mạng xã hội được phát triển bởi hãng công nghệ ByteDance và được ra mắt hồi tháng 9 năm 2016. Phát triển trên nền tảng một ứng dụng chuyên chia sẻ những video ngắn về sự sáng tạo, kiến thức, những khoảnh khắc đáng quý trong cuộc sống. Cho đến năm 2018, Tiktok dần trở thành một thế lực đáng sợ – trở thành mạng xã hội được tải về nhiều nhất, vượt qua các những mạng xã hội kì cựu cực mạnh hồi bấy giờ đó là Instgram. Chỉ trong tương lai không xa, Tiktok được dự đoán là sẽ sánh ngang với các ông lớn như Facebook, Youtube, thậm chí là có thể vượt mặt những nền tảng này.

Cũng giống với các nền tảng mạng xã hội khác, ở Tiktok, bạn có thể xây dựng các nội dung liên quan đến tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm … đến với những người theo dõi mình. Với việc chỉ sản xuất nội dung bằng video, hình ảnh sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn sẽ đến với khách hàng một cách trực quan nhất, thu hút được độ quan tâm và sự tin tưởng của khách hàng so với việc chỉ đăng hình ảnh sản phẩm dịch vụ theo cách thông thường.

Kinh doanh trên Tiktok

2. Những lợi ích của việc bán hàng và kinh doanh trên tiktok

   – Tiếp cận mạng xã hội tiktok một cách dễ dàng: Bất cứ ai cũng có thể sử dụng tiktok, từ người già cho đến trẻ nhỏ chỉ với một vài thao tác đơn giản. Từ bước tạo tài khoản, đặt tên tài khoản cho đến bắt đầu tạo video sáng tạo đầu tiên của mình sẽ đều có các bước hướng dẫn để bạn có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu.

   – Nguồn khách hàng cực lớn: Nhu cầu sử dụng Tiktok ngày nay tăng đột biến và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Thử hỏi nếu như bạn bỏ qua một nguồn khách hàng khổng lồ này thì có phải là quá phí phạm không.

   – Tiết kiệm chi phí so với cách kinh doanh offline hay từ các nền tảng khác: Bạn sẽ không mất chi phí thuê mặt bằng, hay phải chi một số tiền lớn chạy quảng cáo để có thể tiếp cận với khách hàng. Đối với Tiktok, bạn chỉ cần có thể xây dựng một nội dung video thật sáng tạo và hấp dẫn, khả năng để bạn tiếp cận với khách hàng là cực lớn. Có được điều này là bởi Tiktok hiện nay có một lượng người dung khổng lồ, đủ để cho bạn có thể tiếp cận và chăm sóc, đem lại doanh thu cho việc bán hàng của bạn.

   – Thỏa sức sáng tạo: Để có được một video thu hút người xem, tất nhiên video đó phải là một video hấp dẫn và sáng tạo. Ngoài ra, những video có nhiều hiệu ứng hay những kĩ xảo, chuyển cảnh chuyên nghiệp … cũng là cách để video của bạn thu hút người xem nhiều hơn. Với Tiktok, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó một cách nhanh chóng với những cài đặt chỉnh sửa hiệu ứng có sẵn. Hãy mày mò nghiên cứu những công cụ này và chắc chắn bạn sẽ có những video đẹp hơn bao giờ hết.

Bán hàng trên tiktok tạo thu nhập khủng

   – Xu hướng người dùng hiện nay thích xem những gì ngắn gọn, cô đọng chứ không thích đọc hay xem những gì quá lê thê dài dòng. Video Tiktok đánh trúng tâm lý này, chỉ với từ 15 đến 30 giây, bạn có thể truyền tải ngắn gọn tất cả những thông tin về sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm, hay khơi gợi hành vi mua sắm của khách hàng.

   – Chi phí quảng cáo rẻ hơn so với các nền tảng khác. Vì là một nền tảng mới so với những nền tảng như Facebook, Google … chính bởi vậy việc chạy quảng cáo trên tiktok cũng còn khá mới mẻ. Chính vì thế, nếu như ta đi trước, và có những chiến dịch quảng cáo “thần sầu” thì nhất định cơ hội để thành công là vô cùng lớn.

Categories
VCCOM News

Tiktok Shop Việt Nam – Đối thủ hay đối tác của các sàn TMĐT

  1. TikTok Shop tại các thị trường nước ngoài đang hoạt động như thế nào?

Theo nghiên cứu Khoa học tiếp thị TikTok Hoa Kỳ, tìm hiểu tác động của TikTok đối với văn hóa, tháng 3/2021, 61% người dùng yêu thích các thương hiệu hơn khi họ tham gia hoặc sáng tạo video theo các xu hướng trên TikTok.

4/10 người dùng đã chi tiền ngay lập tức cho những sản phẩm họ khám phá được trên TikTok, với tốc độ đưa ra quyết định nhanh hơn 1,5 lần so với bất cứ nền tảng nào khác, theo Nghiên cứu Khoa học tiếp thị TikTok về lộ trình mua hàng bán lẻ toàn cầu năm 2021, do Material thực hiện.

Tiktok Shop đã hoạt động cực kỳ hiệu quả và là nguồn doanh thu quan trọng bậc nhất của nền tảng TikTok tại Trung Quốc.

Tiktok Shop được mở tại Indonesia vào 15/4/2021. Indo là thị trường lớn nhất Đông Nam Á và thường là nơi thử nghiệm tính mới trước khi triển khai trên toàn bộ Đông Nam Á.

Tiktok shop tại thị trường Châu Âu và Châu Mỹ được mở vào tháng 9/2021. Riêng tại thị trường này thì Tiktok Shop được kết nối với Shopify – một nền tảng TMĐT rất phổ biến tại đây để tiếp cận với nguồn khách hàng lớn của nền tảng này.

  1. TikTok Shop Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ ngành thương mại điện tử 2022

Trong 3 năm vừa qua, không thể phủ nhận được sự bùng nổ và phát triển đáng kinh ngạc của thương mại điện tại Việt Nam. Hiện nay, Shopee là sàn TMĐT phổ biến nhất và TikTok là kênh chia sẻ video lớn nhất.

Trước khi TikTok Shop chính thức chào sân tại Việt Nam, giữa TikTok và các sàn TMĐT đã tồn tại hình thức tiếp thị liên kết (affiliate) có thể coi như mối quan hệ cộng tác giữa TikTok và sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,…Các KOLs sẽ review, giới thiệu sản phẩm trên TikTok và điều hướng người dùng có nhu cầu mua sản phẩm vào link trong video liên kết trực tiếp với trang bán hàng tại sàn TMĐT hoặc gắn link dưới mô tả.

Nhưng hiện tại, khi có TikTok Shop, các TikToker, nhà bán hàng có thể gắn link gian hàng ngay trên video, người xem có thể vào mua hàng trực tiếp trên TikTok mà không cần phải thoát ra khỏi ứng dụng.

Chính vì thế, có thể nhận định, TikTok Shop là đối thủ nặng ký của các sàn TMĐT trong tương lai gần.

TIỀM NĂNG TIKTOK SHOP TẠI VIỆT NAM

Bước thay đổi của Tik Tok Shop

Tik Tok đã triển khai chính thức Tik Tok Shop tại Việt Nam. Vậy Sẽ có những điểm mạnh điểm yếu gì và làm thế nào để nhà bán hàng nắm bắt các cơ hội cũng như giải quyết các thách thức mà nó đặt ra?

Mỗi khi có thay đổi lớn trên thị trường, như việc xuất hiện một một nền tảng kinh doanh mới thì đều là những cơ hội cực kỳ lớn để thúc đẩy kinh doanh. Thậm chí mở ra những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và tiềm năng. Điều này đã từng xảy ra khi bán hàng trên FB thịnh hành ở Việt Nam (khoảng 2012-2017). Sau đó là sự xuất hiện và bùng nổ của các sàn TMĐT (2018-2021). Liệu tiềm năng TikTok Shop có trở thành làn sóng tiếp theo?

TikTok Shop tại thị trường khác

TikTok Shop trên Douyin có lẽ là được mở sớm nhất. Hiện đã hoạt động cực kỳ hiệu quả và là nguồn doanh thu quan trọng bậc nhất của nền tảng này tại Trung Quốc

TikTok shop được mở tại Indonesia vào 15/42021. Indo là thị trường lớn nhất Đông Nam Á và thường là nơi thử nghiệm tính mới trước khi triển khai trên toàn bộ Đông Nam Á. Shopee cũng thường xuyên thử nghiệm tính năng quan trọng tại chi nhánh Indo trước khi mở rộng cho Đông Nam Á.

TikTok shop tại thị trường US/UK được mở vào tháng 9/2021. Riêng tại thị trường này thì TikTok Shop được kết nối với Shopify – một nền tảng TMĐT rất phổ biến tại đây. Mô hình liên kết này rất có thể sẽ không phù hợp với thị trường Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Khả năng cao là TikTok Shop Việt Nam sẽ đi theo mô hình Indo/Trung Quốc.

Đánh giá bối cảnh TikTok Shop tại thị trường việt Nam.

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang vào trend (và đúng track).

Ai cũng thấy được những năm qua đã chứng kiến sự bùng nổ khủng khiếp của TMĐT Việt Nam. Nhờ sự bùng nổ chung của thị trường cộng thêm sự dẫn dắt hợp lý của các sàn. Đặc biệt là Shopee, đã giúp thị trường đi tương đối đúng hướng. Hình thành nên những thói quen cho TMĐT: Mua bán trên ứng dụng, đọc review check uy tín, thanh toán trước dùng thẻ – ví điện tử, bán hàng hóa có chất lượng, có giấy tờ hợp pháp, thêm nhiều công cụ để quảng cáo, tăng phí sàn…

Người dùng tik tok đã làm quen với việc mua hàng

Từ khoảng tháng 6/2021, xu hướng làm tiếp thị liên kết Shopee bắt đầu bùng lên tại Việt Nam. Trong đó có đóng góp không nhỏ của cộng đồng Nhặt tiền Shopee trên Facebook. Rất nhiều bạn idol Tiktok đã kiếm được tiền và rất nhiều tiền từ việc làm affiliate với Shopee. Nhưng điều quan trọng nhất là trend làm tiếp thị liên kết. Chủ yếu là làm review sản phẩm – đã giúp hình thành thói quen người dùng trên tiktok. Người dùng xem một video review rồi phát sinh nhu cầu và hoàn tất mua hàng trên một nền tảng như Shopee/Lazada.

Khi chưa có Tik Tok Shop. Các khách hàng như vậy sẽ phải thực hiện một chuỗi các hành động gồm. Click vào link bio của chủ Kênh, tìm đúng sản phẩm đang quan tâm trên một landing page trung gian. Sau đó click vào link để tiến hành checkout – thanh toán trên Shopee/Lazada. Tik Tok Shop được triển khai là giải pháp hoàn hảo cắt giảm đáng kể số lần click. Vì link gian hàng sẽ được hiện ngay trên video. Đặc biệt là khách hàng sẽ không phải chuyển sang nền tảng khác để checkout. Tỷ lệ chuyển đổi chắc chắn sẽ cải thiện hơn nhiều nữa.

Lợi thế TikTok Shop so với các sàn TMĐT khác

Tập người dùng trẻ và trưởng thành nhanh

Tập người dùng của Tiktok trải dài từ 12 – 40 tuổi. Đây là độ tuổi có sức mua lớn và có kinh nghiệm nhất định trong việc mua hàng TMĐT. Tập người dùng này vẫn tiếp tục nở ra và có xu hướng trưởng thành nhanh chóng. TikTok hiện không còn là mạng xã hội của “trẻ trâu” như khi mới phát triển.

Khả năng bùng nổ không giới hạn.

Điểm đặc biệt trong thuật toán phân phối nội dung của Tik Tok đó là ưu tiên tuyệt đối nội dung. Đối với người xem thì nó chính là tab “For you” trên giao diện ứng dụng. Đối với nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung thì đó là cơ hội. Video được phân phối tới hàng triệu lượt người xem chỉ sau 1 đêm – nếu nội dung đủ chất lượng.

Khác với các nền tảng MXH và sàn TMĐT khác. Cần thời gian để phân tích hành vi, tính cách của người dùng. Từ đó lựa chọn đối tượng sẽ phân phối nội dung. Mỗi khi người dùng đó đăng một nội dung mới, thuật toán của Tiktok làm ngược lại. Họ phân phối thử nội dung cho một lượng người dùng nhất định để kiểm chứng. Và sẵn sàng mở rộng nhanh chóng tập đối tượng được phân phối khi xác nhận được tín hiệu tốt từ các tập được thử nghiệm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà bán hàng mới.

Các shop sẽ bình đẳng trước cơ hội được phân phối nội dung. Không quan trọng shop mới hay shop cũ, chưa có follow hay đã có nhiều follow. Mọi người chỉ cần tập trung vào sáng tạo nội dung tốt, cơ hội sẽ đến gần như tức thì.

Ví dụ Một nhà bán hàng mới trên Shopee. Khi bắt đầu lập gian hàng và đăng sản phẩm thì mất rất nhiều thời gian và công sức để có những lượt bán tự nhiên đầu tiên. Gần như không bao giờ có chuyện bùng nổ hàng trăm đơn hàng sau 1 đêm. Với Tik Tok Shop thì hoàn toàn khác, nhà bán hàng phải luôn chuẩn bị tâm thế đón nhận sự bùng nổ. Thậm chí vài nghìn đơn hàng chỉ sau một đêm nếu video của shop được lên xu hướng.

Tỷ lệ chuyển đổi cao

Điểm mạnh của Tik Tok shop là hoạt động trên nền tảng nội dung video. Mà nội dung video thường dễ mang lại nhiều cảm xúc. Thôi thúc phát sinh nhu cầu và do đó dễ chuyển đổi hơn các dạng content khác (hình ảnh, mô tả…). Ngay cả những nền tảng nội dung gạo cội như Youtube hay Shopee cũng không thể đứng ngoài cuộc chạy đua video ngắn.

Youtube triển khai Short, Shopee Indo đã chuyển Shopee live thành Shopee video và chắc sẽ tương tự với Shopee Việt Nam. Short hay Shopee video có nhiều nét tương đồng với Tik Tok. Từ giao diện người dùng tới cách thức hoạt động. Rõ ràng TikTok đã rất thành công trong việc thúc đẩy sự thay đổi quan trọng về sáng tạo nội dung video. Về mặt này thì các sàn TMĐT hiện nay sẽ phải dè chừng với Tik Tok Shop.

Nội dung quan trọng hơn quảng cáo

Một khác biệt lớn của nền tảng Tik Tok Shop mà nhà bán hàng cần lưu ý. Đó là vấn đề quảng cáo. Hiện tại TikTok Việt Nam vẫn chủ yếu bán quảng cáo hiển thị. Đây là nguồn thu quan trọng hiện nay. Tuy nhiên nếu nhìn sang Douyin Trung Quốc thì dễ nhận thấy mật độ quảng cáo dạng trả tiền mua hiển thị không nhiều. Có khi lướt Douyin cả ngày cũng không gặp.

Tương lai Tiktok Việt Nam rất có thể cũng đi theo hướng đó. Nhất là sau khi triển khai TikTok Shop (vì khi đó nền tảng có nguồn thu thay thế). Triết lý đằng sau việc hạn chế bán quảng cáo hiển thị của Tiktok rất đơn giản: quảng cáo thì thường không hấp dẫn và không mang lại trải nghiệm tốt nhất cho số đông người xem.

Nói cách khác, người xem không thích quảng cáo. Tik Tok muốn giữ chân người dùng thông qua những nội dung ngày càng chất lượng. Vì thế họ sẽ khuyến khích các nhãn hàng bỏ công sức làm ra nội dung hay thay vì trả tiền để được phát một nội dung dở. Cạnh tranh giữa các nhà bán hàng và KOC. Vì thế chủ yếu sẽ ở về nội dung – ai có nội dung tốt sẽ được phân phối nhiều hơn.

Thách thức khi lựa chọn Tik Tok Shop

Trên góc nhìn từ nhà bán hàng và từ KOC kiếm tiền trên tiktok shop, một số thách thức lớn được đặt ra:

  • Chuyển đổi không xuất phát từ nhu cầu
  • Trên các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki…, nhu cầu thường xuất phát từ phía người mua. Sau đó họ chủ động tìm sản phẩm trên sàn, cân nhắc và ra quyết định. Dựa trên các chỉ số đánh giá mức độ uy tín của nhà bán hàng (tuổi shop, lượt bán, tỷ lệ đánh giá, tỷ lệ phản hồi…) và giá cả. Như vậy nhà bán hàng biết rõ cần cải thiện các chỉ số gì để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Trên Tiktok Shop thì khác một chút, nhu cầu của người xem được hình thành hoặc được đánh thức từ cảm xúc khi xem video. Việc ra quyết định mua hàng cũng phần lớn do cảm xúc mà video đó mang lại vào đúng thời điểm đó. Như vậy chuyển đổi phụ thuộc vào cảm xúc, mà cảm xúc thì thường khó kiểm soát và khó dự đoán. Đây là thách thức lớn đối với nhà bán hàng và KOC.

Vũ Minh Trà

Categories
VCCOM News

Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp

Mô hình bán hàng D2C mới hội nhập về nước ta trong vài năm gần đây nhưng được đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, đây là khái niệm có nguồn gốc từ nước ngoài, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự nắm bắt được chính xác về định nghĩa và mức độ hiệu quả mà nó mang lại. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp nhà quản trị hiểu rõ về các vấn đề này.

Bán hàng D2C là gì?

Mô hình D2C là gì?

D2C là viết tắt của Direct To Customer hoặc Direct To Consumer, dịch ra là phân phối trực tiếp. Đúng như tên gọi, đây là một mô hình kinh doanh mà trong đó, doanh nghiệp phân phối sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng hay khách hàng qua cửa hàng chính hãng, website, mạng xã hội,… mà không cần qua bất kỳ một kênh trung gian nào.

Mô hình này cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ ngành giày dép, quần áo, mỹ phẩm,…Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp ứng dụng mô hình này điển hình như là Canifa, Saffron,…về thời trang, mỹ phẩm.

Mô hình bán hàng D2C có những ưu điểm gì?

D2C giống như một chiến lược hiệu quả mà rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ hướng tới. Có thể nhận thấy các doanh nghiệp trong ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, giày dép,…đều đang tận dụng mô hình này bởi sản phẩm nhỏ gọn. Vậy thực tế, bán hàng D2C mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Hiểu rõ khách hàng hơn với bán hàng D2C

Trước đây, việc bán hàng thông qua việc gặp mặt, tương tác trực tiếp thường diễn ra qua loa, không chuyên sâu, hầu như người bán không biết suy nghĩ của người mua và ngược lại. Việc tìm hiểu suy nghĩ, nhu cầu người tiêu dùng vẫn được tổ chức thông qua các buổi khảo sát theo nhóm nhưng chưa thực sự chính xác, chặt chẽ. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm hiệu quả vì có rất nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu nếu bị làm phiền bởi các cuộc khảo sát hay chỉ trả lời qua loa, có lệ. Cách làm này vừa gây ra tốn kém lại vừa không thu được kết quả chính xác. 

Trong bối cảnh nền kinh tế 4.0, đa số khách hàng đều ứng dụng công nghệ vào việc mua sắm, điển hình là hình thức bán hàng online. Mức nhu cầu và khả năng đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng càng ngày càng tăng đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài việc cải thiện sản phẩm còn phải chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Với mô hình bán hàng D2C, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, hỏi thăm những người quan tâm đến sản phẩm hoặc khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hoạt động tương tác từ bên cung cấp qua các tin nhắn quan tâm, tư vấn ở các trang mạng xã hội (facebook, instagram,…) nhằm hiểu rõ cảm nhận, nhu cầu của mỗi khách hàng. Bằng cách bán hàng theo hình thức  D2C, việc chăm sóc từng khách hàng sẽ trở nên đơn giản, chi tiết hơn, phục vụ nhu cầu của người dùng lẫn nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Kiểm soát thương hiệu, danh tiếng với bán hàng D2C

Mô hình D2C giúp ích gì cho doanh nghiệp?

Trước đây, việc kiểm soát hàng hóa sau khi bán không hề dễ dàng. Nhà sản xuất chỉ có thể kiểm soát thương hiệu qua bao bì và quảng cáo (trên vô tuyến, biển quảng cáo, tờ rơi,…). Việc khó quản lý thương hiệu sau khi sản phẩm lên kệ một phần do các bên trung gian. Trong quá trình các bên trung gian vận chuyển, bán hàng,…có thể xảy ra sự cố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó tác động không hề nhỏ tới uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Nhưng trong phương pháp bán hàng D2C các doanh nghiệp sản xuất có thể đưa trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Việc quản lý sản phẩm dễ dàng hơn đồng nghĩa với quản lý thương hiệu cũng không còn là thách thức với doanh nghiệp.

Tiếp cận với bán hàng đa kênh nhờ D2C

Vì các cách bán hàng truyền thống khi mạng xã hội chưa phổ biến tại nước ta, việc bán hàng chỉ có thể có một hoặc vài kênh phân phối. Phổ biến nhất là bán hàng qua bên trung gian. Tuy nhiên, với mô hình D2C, doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều kênh bán hàng khác nhau như kênh trực tiếp, website riêng, qua các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram,…và một kênh đang được quan tâm hiện nay là Tiktok. D2C giúp người mua hàng tiếp cận được với sản phẩm qua nhiều kênh một cách dễ dàng hơn, đồng thời tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Khách hàng cũng cảm thấy tự nhiên và thoải mái hơn khi được mua sắm tự do trên các kênh mạng xã hội.

Tiếp cận thị trường nhanh hơn với D2C

Việc ra mắt một sản phẩm mới tới công chúng thông thường sẽ mất khoảng vài tháng nếu doanh nghiệp bán hàng theo các cách truyền thống. Việc lên kế hoạch, chuẩn bị triển khai như trước đây vừa mất thời gian, vừa gây tốn kém chi phí quảng bá. Giờ đây, bán hàng D2C có thể giải quyết được thách thức ấy một cách đơn giản, dễ dàng. Qua các kênh bán hàng, doanh nghiệp nhanh chóng giới thiệu sản phẩm tới người dùng. Việc này chỉ mất chi phí quảng cáo và chi phí phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, với mức độ phổ biến của các kênh mạng xã hội, chi phí quảng cáo cũng không còn quá lớn. D2C không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn kịp thời tiếp nhận các phản hồi từ phía khách hàng nhằm sửa chữa, phát triển sản phẩm tốt nhất.

Doanh nghiệp cần chú ý điều gì trước khi triển khai D2C

Rất nhiều doanh nghiệp hiểu được lợi ích mà D2C mang lại đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai. Nhưng thực tế, có không ít doanh nghiệp gặp phải nhiều vấn đề trong và sau khi triển khai gây tổn thất cả về thời gian, nguồn lực,….Nguyên nhân là bởi doanh nghiệp đã không chuẩn bị và nghiên cứu kỹ trước khi đi vào triển khai. Vậy doanh nghiệp cần chú ý những gì trước khi triển khai mô hình bán hàng D2C?

Chú ý về đơn hàng và cách giao hàng

Các doanh nghiệp sản xuất trước đây sẽ giao hàng theo từng đơn và giao thành nhiều lần nếu đơn hàng lớn, thời gian vận chuyển thường lâu. Số lượng sản phẩm mỗi đơn hàng đều lớn, các đơn hàng tới theo chu kỳ và có khoảng thời gian giữa các đơn. Tuy nhiên, khi đã áp dụng D2C đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người dùng. Các đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng mỗi đơn hàng ít, ổn định, có thể biến động tùy các dịp đặc biệt như Tết, 2/9,…. Kèm theo đó, cách vận chuyển của doanh nghiệp cũng phải thay đổi bởi đặc tính của đơn hàng. Doanh nghiệp sẽ cần đóng từng gói nhỏ các sản phẩm theo đơn hàng và gửi về nhiều địa chỉ khác nhau thay vì cùng địa chỉ như trước. Các đơn vị vận chuyển cộng tác với doanh nghiệp có thể đến tận nơi để nhận hàng nhiều lần trong ngày. 

Chú ý đến chất lượng dịch vụ

Những điều cần lưu ý trước khi ứng dụng mô hình D2C

Khi còn bán hàng qua trung gian, doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng nhiều đến vấn đề chăm sóc khách hàng và cải thiện dịch vụ bởi đây là những công việc chủ yếu của các bên trung gian bán lẻ. Với D2C, doanh nghiệp đang ngày càng tiếp cận gần hơn với khách hàng. Một khi tiếp cận trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp sẽ buộc phải chú ý tới việc chăm sóc khách hàng và cải thiện dịch vụ của mình.

Thêm vào đó, khách hàng thời đại 4.0 có thói quen tiêu dùng thay đổi linh hoạt, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến họ không hài lòng. Do đó, không chỉ chú ý đến dịch vụ mà doanh nghiệp còn cần phải đầu tư nhiều để cải thiện chất lượng sao cho tốt nhất.

Chú ý đến các kênh phân phối

Trước khi tiến hành triển khai mô hình bán hàng D2C, doanh nghiệp cần xây dựng các kênh phân phối, thông thường là các trang mạng xã hội. Khi xây dựng các trang bán hàng phụ bên cạnh website chính, doanh nghiệp cần chú ý đến mức độ khách quan, tránh để xung đột thông tin hoặc làm mất niềm tin của khách hàng.

Doanh nghiệp cũng không nên áp dụng hình thức bán phá giá trên các website phụ bởi sẽ làm mất đi giá trị của sản phẩm. Khách hàng ngày nay đều là những người tiêu dùng thông minh, họ có thể nhận ra các hình thức quảng cáo lộ liễu một cách dễ dàng, việc tiếp thị sản phẩm sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Thêm vào đó, các khách hàng trong thời đại công nghệ số đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà cung cấp. Họ sẽ có xu hướng ưa thích nhưng bài chia sẻ, bí kíp,…hơn là những bài quảng cáo, nêu lợi ích sản phẩm. Chính vì vậy, một hình thức marketing hợp lý cũng hỗ trợ cho bán hàng D2C được thuận lợi hơn. 

Xác định rõ vai trò của D2C trong doanh nghiệp

Có rất nhiều doanh nghiệp vướng phải câu hỏi lựa chọn giữa D2C với các nhà bán lẻ, trung gian. Nếu lựa chọn D2C và ngừng hợp tác với các bên trung gian, doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng đối tác lớn. Còn nếu tiếp tục giữ mối quan hệ với bên trung gian, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả thêm nhiều chi phí và mất đi một lượng người tiêu dùng cuối cùng.

Vậy doanh nghiệp cần phải xác định thật rõ ràng về vai trò của D2C trong mô hình kinh doanh của mình. Trên hết, doanh nghiệp cần kết hợp hài hòa giữa D2C và các bên trung gian để vừa đảm bảo không mất bất kỳ khách hàng nào, vừa tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tuyệt đối không được giảm giá ở website, cửa hàng chính thức so với các bên trung gian vì sẽ gây ra xung đột lớn giữa các bên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có rất nhiều cách để hỗ trợ các bên trung gian bán được sản phẩm. Điển hình mà chúng ta hay bắt gặp đó là việc gợi ý các đại lý theo khu vực trên website chính thức hay đặt hàng qua website chính thức và các đại lý sẽ giao hàng.

Phạm Thu Hà

Categories
VCCOM News

D2C Marketing – Xu hướng tiếp thị mới của các thương hiệu


Mô hình D2C (Direct to consumer) trong những năm gần đây là một thuật ngữ còn khá mới mẻ với chúng ta nhưng đối với các doanh nghiệp thi nó lại là một mô hình cực kỳ hiệu quả trong kinh doanh bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian của bạn để đưa sản phẩm đến thẳng trực tiếp với khách hàng.

Những ngành hàng phù hợp với mô hình này nhất có thể kể đến như giày, mỹ phẩm, đồ gia dụng,… Trong năm 2017, mô hình D2C tăng trưởng 34% và hiện chiếm 13% tổng thị trường E-Commerce.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C thành công có thể kể đến như Canifa, Juno trong lĩnh vực thời trang, Vitayes, Saffron trong lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe. ️ 

Mô Hình D2C Là Gì ?

D2C – bán hàng trực tiếp được hiểu nôm na là hoạt động bán các sản phẩm/dịch vụ từ người bán đến thẳng người tiêu dùng (qua websie, cửa hàng chính hãng) mà không cần phải thông qua các kênh trung gian khác như nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ… Nhờ đó mà doanh nghiệp của bạn có thể sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị khách hàng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, marketing và phân phối. Các hoạt động của mô hình này có tính linh hoạt hơn rất nhiều so với các cách làm marketing khác, nhất là trong việc tối ưu các chi phí, định hướng thông điệp và toàn bộ những đặc quyền khi tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bao gồm cả việc gắn kết với khách hàng và cơ hội cá nhân hóa thương hiệu.

Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Áp Dụng Mô Hình D2C ?

Người dùng yêu cầu trải nghiệm dịch vụ tốt hơn nữa Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và sự bùng nổ các công nghê hiện đại như di dộng, mạng xã hội, công nghệ đám mây,…..đã khiến cho kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng cao. Chính vì có những kỳ vọng cao về sự trải nghiệm nên họ cần nó phải thật nhất quán và xuyên suốt trong quá trình tương tác với doanh nghiệp của bạn. Đây có thể xem là một “cuộc chiến mới” đối với nhiều doanh nghiệp, ở đó những công ty có ưu thế trong vấn đề này sẽ có khả năng thu hút và giữ lại khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bản chất của mô hình D2C (Direct to Consumer) là việc doanh nghiệp làm chủ hoàn toàn chuỗi cung ứng sản phẩm, từ sản xuất, vận hành, Marketing và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Mô hình này cho phép nhãn hàng kiểm soát được câu chuyện mà họ muốn truyền tải tới người tiêu dùng. Ví dụ khi một khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì sản phẩm của đối thủ thông qua nhà bán lẻ trung gian thì doanh nghiệp đã giành được một giao dịch bán hàng nhưng lại mất đi cơ hội xây dựng quan hệ với khách hàng.

Tận dụng D2C như một kênh nghiên cứu thị trường. Đối với các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng (FMCG) để ra mắt một dòng sản phẩm mới theo cách truyền thống đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, sản xuất và ra mắt sản phẩm. D2C có thể được doanh nghiệp cân nhắc coi như một phương án thử nghiệm an toàn hơn. Doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả của chiến dịch marketing, tiềm năng của sản phẩm bởi lượng thông tin được kiểm soát từ đầu đến cuối. Từ đó ra quyết định có nhân rộng ra các hệ thống đối tác bán lẻ.

D2C cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng. Đối với nhiều doanh nghiệp, lý do quan trọng nhất để áp dụng mô hình D2C đó là cơ hội giúp họ thu thập được lượng lớn dữ liệu khách hàng. D2C sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tăng thêm giá trị mà người tiêu dùng đem đến trong quá trình giao dịch với mình. Bởi doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều thông tin về khách hàng, từ đó tạo ra những trải nghiệm mua sắm đặc thù dành riêng cho họ.

Như vậy có thể thấy giải pháp D2C Digital Marketing đã giúp cho doanh nghiệp bạn giải quyết được phần lớn các vấn đề về Marketing và phân phối hàng hóa hiệu quả trên môi trường online từ đó tăng tỉ lệ kiểm soát và lợi nhuận.

Nếu như bạn đang quan tâm đến các giải pháp về D2C Digital Marketing để phát triển doanh nghiệp của bạn thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp D2C Digital Marketing.

Brandvietnam.com